Nhiều hộ gia đình vẫn cho rằng việc lắp đặt hệ thống chống sét là không cần thiết, vì nghĩ rằng thiết bị chống sét tốn kém lại dư thừa. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi thiên tai có thể xuất hiện bất cứ lúc nào mà chúng ta không lường trước được.
Ngày đăng: 26-09-2020
834 lượt xem
Nhiều hộ gia đình vẫn cho rằng việc lắp đặt hệ thống chống sét là không cần thiết, vì nghĩ rằng thiết bị chống sét tốn kém lại dư thừa. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi thiên tai có thể xuất hiện bất cứ lúc nào mà chúng ta không lường trước được.
Vậy nên, việc lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà ở dân dụng là điều cần thực hiện càng sớm càng tốt để bảo vệ sự an toàn của bạn.
A. Cách lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét cho nhà ở dân dụng:
Khi tiến hành cách lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà ở dân dụng, cần thực hiện đúng quy trình để tránh những thiệt hại do sét có thể gây ra.
- Bước 1: Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất:
Trước tiên, cần xác định các vị trí để làm hệ thống tiếp đất. Giếng của hệ thống tiếp đất cần tránh ảnh hưởng đến các công trình cáp ngầm khác hay các hệ thống ống nước.
Cách lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét cho nhà ở dân dụng
-Rãnh cần đào sâu từ 600-800mm, đường kính khoảng 300-500mm, chiều dài tuân theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế.
Ở những vị trí có diện tích mặt bằng thi công hạn chế hay những vùng đất có điện trở suất của đất cao cần áp dụng những phương pháp khoan giếng với đường kính khoảng 50 – 80mm, chiều sâu từ 20 – 40mm tùy vào độ sâu của mạch nước ngầm.
- Bước 2: Chôn các điện cực xuống đất:
Đóng các cọc tiếp địa xuống đất tại những nơi quy địn sao cho khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài của các cọc đóng xuống đất. Cọc sâu đến đỉnh cọc cách đáy rãnh khoảng từ 100mm – 150mm.
Các cọc đất ở phía trung tâm cần được đóng cạn hơn so với những cọc khác, các đỉnh cọc cách mặt đất từ 150 – 250mm. Các rải cáp đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để liên kết với các cọc đã đóng.
Cần hóa chất để làm giảm điện trở đất dọc theo các áp đồng trần trước hoặc sau khi đã đóng cọc. Hóa chất giúp làm giảm điện trở, tăng bề mặt tiếp xúc điện cực và đất để giúp giảm điện trở và bảo vệ hệ thống tiếp đất.
- Bước 3: Chọn và lắp kim thu sét:
Kim thu sét sẽ được làm từ các loại kim loại với độ dài từ 0,5 – 1,5m gắn trên nóc nhà. Kim thu sét cần được nối với kim loại đi xuống mặt đất. Các dây thu sét sẽ được nối với cọc tiếp địa. Bộ phận tiếp địa là các thanh kim loại có chiều dài khoảng 2.5 – 3m được chôn sâu dưới lòng đất. Bộ phận tiếp địa cách sàn nhà phía ngoài khoảng 1-2m.
Chôn điện cực xuống đất
Các rãnh sâu 0,5m và các cọc tiếp địa cần nối với nhau.
Phần dây dẫn sét trực tiếp từ kim chống sét hoặc phần cáp tiếp đất từ bản đồng tiếp đất chính sẽ được liên kết đến hệ thống tiếp đất tại vị trí hộp kiểm tra điện trở.
- Bước 4: Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất:
Tiến hành lắp đặt hệ thống chống sét, hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất. Tiến hành lắp đặt hố kiểm tra tại các vị trí cọc trung tâm sao cho hồ bằng với mặt đất.
Lấp phần đất vào các hố và rãnh nên chặt và hoàn trả mặt bằng. Đo điện trở tiếp đất của các hệ thống, các giá trị của điện trở cho phép là <10 Ohm. Nếu nhận thấy các giá trị lớn hơn cần đóng thêm cọc và xử lý thêm hóa chất làm giảm điện trở hoặc khoan giếng để giảm tới các giá trị cho phép.
=>> Xem thêm: Công ty Cổ Phần TEDCO Việt Nam là một trong những nhà thầu điện hàng đầu trong lĩnh vực thi công và lắp đặt điện công nghiệp
Việc lắp đặt hệ thống chống sét cho các nhà mái tôn trong mùa mưa bão là việc làm rất cần thiết và cấp bách hiện nay. Nhà mái tôn sẽ có 3 cách chống sét hiệu quả như:
- Sử dụng cột thu lôi: Cột thu lôi là hệ thống chống sét đặc biệt thông dụng bởi chi phí thấp và dễ lắp đặt. Cách sử dụng cột thu lôi là dùng thanh sắt nhọn lên trên và nối đất bằng dây sắt với đường kính 0.04
Phần hình nón sẽ bao bọc và bảo vệ cột thu lôi. Qua các chỉ số của phần hình nón và cột thu lôi sẽ giúp bạn tính toán cũng như đảm bảo lắp đặt an toàn và hiệu quả.
Lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà mái tôn an toàn hiệu quả
- Chống sét với công nghệ tiêu tán đám mây: Công nghệ tiêu tán đám mây được cho là hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống. Hệ thống chống sét công nghệ tiêu tán đám mây sẽ bao gồm đầu phát ion dương bằng chất liệu mạ vàng đồng, dây dẫn sét bằng đồng với tiết diện khoảng 50-70mm2.
Lượng cột tiếp địa sẽ phụ thuộc vào diện tích nhà cần được bảo vệ. Diện tích càng lớn thì số lượng cột tương ứng càng nhiều, khoảng cách lắp đặt giữa các cột là 80cm – 1m.
- Chống sét bằng lưỡi liềm: Hệ thống chống sét cho nhà mái tôn bằng lưỡi liềm hiệu quả, phương pháp này hoạt động theo dạng tích tụ điện áp và giải phóng ra ngoài bằng lỗ thoát hồ quang.
Phương pháp chống sét bằng lưỡi liềm có cấu tạo khá đơn giản, phạm vi áp dụng có thể bảo vệ nhà dân dụng kèm hệ thống dây điện.
Trong thiết kế nhà ở, việc lắp đặt hệ thống chống sét đóng vai trò rất quan trọng. Chủ đầu tư cần chuẩn bị kỹ lưỡng và tham khảo những quy trình trên để đảm bảo an toàn và có quá trình lắp đặt hệ thống chống sét được diễn ra tốt nhất.
Nếu còn điều gì thắc mắc hay muốn được tư vấn thêm, liên hệ ngay với nhà thầu điện Tedco theo những thông tin bên dưới để biết thêm chi tiết.
Video Dự Án Công ty Cơ Điện Tedco
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Hotline: 090.799.5936 (Mr. Hải)
Công ty Cổ Phần TEDCO Việt Nam
Địa chỉ: 18 Đường số 2, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, TP. HCM
Nhà Xưởng: 57/5 Tô Vĩnh Diện, P.Đông Hòa , TX. Dĩ An , T.Bình Dương.
Điện Thoại: 0274.246.1550
Website: www.tedco.com.vn | www.nhathaudien.vn | www.mangcap.vn
Gửi bình luận của bạn