Tủ điện chiếu sáng là gì? Cách lắp ráp tủ điện chiếu sáng timer như thế nào? Tủ điện chiếu sáng sử dụng các bộ điều khiển đóng cắt theo thời gian thực như Timer hoặc các bộ điều khiển có thể lập trình chế độ điều khiển phức tạp như PLC,
Ngày đăng: 23-05-2019
930 lượt xem
Tủ điện chiếu sáng là gì? Cách lắp ráp tủ điện chiếu sáng timer như thế nào? Tủ điện chiếu sáng sử dụng các bộ điều khiển đóng cắt theo thời gian thực như Timer hoặc các bộ điều khiển có thể lập trình chế độ điều khiển phức tạp như PLC, vi điều khiển. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về tủ điện chiếu sáng timer.
Tùy theo yêu cầu hoạt động của các hệ thống chiếu sáng, tủ chiếu sáng có thể được thiết kế chức năng đơn giản hoặc phức tạp thậm chí chức năng thông minh tự động nhận biết điều kiện chiếu sáng để bật tắt bóng đèn cũng như điều chỉnh cường độ sáng phù hợp với hoàn cảnh sử dụng.
Tủ điện chiếu sáng là tủ điện chứa các thiết bị đóng cắt và điều khiển được dùng để điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng đường phố, chiếu sáng vườn hoa, khu vực công cộng, sân bóng, siêu thị.
Tủ điện chiếu sáng timer là tủ điện chiếu sáng đơn giản dùng trong trường hợp để đặt thời gian bật hoặc tắt bóng đèn, sử dụng cho các công trình chiếu sáng sân vườn haychiếu sáng ngoài trời (tủ điện chiếu sáng đèn đường).
Tủ điện chiếu sáng timer
Ta có thể sử dụng Timer để đặt thời gian bật / tắt bóng đèn.
Có 2 chế độ hoạt động như: tự động và bằng tay.
Cài đặt thông số hoạt động bằng cách đặt giờ Timer, chiết áp.
Dùng được cho 3 kiểu hệ thống chiếu sáng sau:
- Hệ thống chiếu sáng bật / tắt tất cả các bóng đèn 100% công suất, 2 khoảng thời gian trong ngày.
- Hệ thống chiếu sáng tiết kiệm điện bật / tắt xen kẽ 1/2 số bóng đèn 100% công suất, 3 khoảng thời gian trong ngày.
- Hệ thống chiếu sáng tiết kiệm điện bật / tắt tất cả các bóng đèn với 2 chế độ sáng 100% công suất hoặc một phần công suất (chế độ sáng yếu), 3 khoảng thời gian trong ngày.
Cho phép được cài đặt 3 khoảng thời gian trong ngày, thay đổi được bằng cách đặt lại hẹn giờ của Timer.
Bộ mạch chiếu sáng Timer
Ví dụ:
- Từ 0h - 6h: bật 1/2 số bóng đèn (bật / tắt xen kẽ) hoặc sáng yếu (đối với bóng đèn cho phép điều chỉnh công suất).
- Từ 6h - 18h: tắt tất cả các bóng.
- Từ 18h - 24h: bật tất cả các bóng.
Tủ điện chiếu sáng timer có những ưu điểm và nhược điểm sau:
* Về ưu điểm:
- Có chi phí đầu tư thấp.
- Thao tác vận hành làm việc đơn giản.
* Về nhược điểm:
- Không cho phép cài đặt chế độ điều khiển phức tạp.
- Không có chức năng giám sát và điều khiển từ xa.
- Không cho phép điều khiển nhiều cụm đèn với chế độ hoạt động khác nhau.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ nhà thầu điện TEDCO
Hotline: 090.799.5936 (Mr. Hải)
Công ty Cổ Phần TEDCO Việt Nam
Địa chỉ: 18 Đường số 2, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, TP. HCM
Nhà Xưởng: 57/5 Tô Vĩnh Diện, P.Đông Hòa , TX. Dĩ An , T.Bình Dương.
Điện Thoại: 0274.246.1550
Website: www.tedco.com.vn | www.nhathaudien.vn
Gửi bình luận của bạn